Bài cuối: Khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Ninh họp thẩm tra các tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Khóa XIV
Ảnh: Trúc Linh
Một ban chủ trì, lãnh đạo các ban khác tham gia tích cực
Trong các kỳ họp thường kỳ của HĐND, một vấn đề đáng chú ý là nhiều nơi báo cáo thẩm tra các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hàng năm hoặc 6 tháng của địa phương đều được các Ban của HĐND chuẩn bị và trình HĐND. Cách làm này dẫn đến thực trạng ngay các chỉ tiêu, giải pháp cơ bản trong một dự thảo nghị quyết thì Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp… Ban Pháp chế nêu: Tỷ lệ rừng che phủ… Còn Ban Văn hóa - Xã hội thì: Tỷ lệ giảm nghèo, giải quyết việc làm… Chỉ một nghị quyết mà báo cáo thẩm tra phân tán, chồng chéo, rườm rà sẽ làm cho đại biểu HĐND khó theo dõi khi xem xét, quyết định tại kỳ họp.
Khắc phục bất cập này, theo nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình Trần Đình Huề: Thường trực HĐND nên học tập Quốc hội và các địa phương khác phân công Ban của HĐND thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (báo cáo chung lớn nhất của UBND), với phương châm chỉ một Ban chủ trì và lãnh đạo các ban khác tham gia tích cực. (Ở địa phương, nên phân công Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội). Cụ thể, Ban HĐND chủ trì tổ chức thẩm tra thì yêu cầu thành viên ban phải tham dự đầy đủ, chuẩn bị ý kiến tham gia đối với từng nội dung thẩm tra; đồng thời, đề nghị thành viên các ban khác cùng tham dự và tham gia ý kiến vào nội dung do Trưởng ban phân công. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng báo cáo thẩm tra, tạo thuận lợi cho đại biểu HĐND trong nghiên cứu, xem xét để thảo luận và thông qua nghị quyết.
Để có thể làm cơ sở quan trọng cho hoạt động thảo luận, quyết định tại kỳ họp, yêu cầu đặt ra là báo cáo thẩm tra phải bảo đảm chất lượng, tính phản biện cao; thể hiện rõ ý kiến của Ban HĐND về sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình thực tế của địa phương; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật, sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; những vấn đề chưa đồng tình, chưa nhất trí hay còn nhiều ý kiến khác nhau và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung; đi sâu phân tích những vấn đề trọng tâm để HĐND tập trung thảo luận, cân nhắc, chú trọng làm rõ những khả năng và điều kiện để triển khai thực hiện nghị quyết trong thực tiễn.
Quan tâm hơn đến việc đánh giá tác động
Theo kinh nghiệm của các địa phương, quá trình thẩm tra, các Ban HĐND cần đề cao tính dân chủ, công khai, qua nhiều kênh thông tin với nhiều phương pháp linh hoạt tiếp thu, thăm dò ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đóng góp vào nội dung của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết. Đặc biệt, trong những trường hợp nội dung của báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết liên quan đến quyền lợi của nhiều người hoặc một nhóm người, một nhóm đối tượng nào đó, việc đưa nội dung để lấy ý kiến tham vấn, góp ý của Nhân dân và các đối tượng chịu tác động là một yêu cầu bắt buộc. Theo đó, đối với các nội dung tác động tới nhiều đối tượng, phức tạp, các Ban chủ động tổ chức khảo sát để nắm tình hình, hoặc tổ chức lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu tác động trực tiếp, qua đó kịp thời phát hiện và tháo gỡ những vấn đề còn bất cập, lúng túng...
Một thực tế đáng lưu ý nữa là, quá trình chuẩn bị, các cơ quan soạn thảo thường chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của chính sách đến phát triển kinh tế - xã hội (nhất là công tác bảo vệ môi trường), quốc phòng an ninh, đến các đối tượng điều chỉnh; hoặc thiếu cơ sở pháp lý, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương… Do đó khi tham gia ý kiến, các Ban HĐND cần nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật và nắm thực tế địa phương để trả lời được các câu hỏi: Khi HĐND ban hành nghị quyết sẽ có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại những lợi ích gì? Ngân sách sẽ phải chi bao nhiêu?
Đối với các đề án, dự thảo nghị quyết nội dung chuẩn bị chưa bảo đảm yêu cầu, chưa phù hợp với tình hình của địa phương, các Ban HĐND phải có ý kiến phản biện kiên quyết, kiến nghị với HĐND tỉnh không thông qua để bảo đảm chất lượng và tính khả thi các quyết sách.
PHƯƠNG NGUYÊN
Hiện nay, việc trẻ sử dụng máy tính ngoài việc học trực tuyến để vùi đầu vào web đen, nghiện game online, bỏ ăn, bỏ học chơi game là một trong những nhức nhối của các bậc phụ huynh khi cho con em sử dụng máy tính có truy cập Internet, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tội phạm vị thành niên, là vấn nạn gây nhiều bức xúc trong xã hội. VAPU (VTEC Anti-Porn Utilities) là sản phẩm bảo vệ máy tính toàn diện được thiết kế và phát triển với chức năng chính giúp ngăn chặn truy cập web đen, game online, mạng xã hội, tự động cập nhật danh sách web đen hàng ngày qua AI ... Phần mềm có các tính năng mở rộng giúp bố mẹ quản lý khung giờ con cái truy cập máy tính, quản lý truy cập Internet theo giời, giám sát chụp màn hình máy tính, gửi báo cáo hình ảnh chụp màn hình cho bố mẹ và các tính năng hữu hiệu khác. VAPU là công cụ hữu hiệu cùng các bậc phụ huynh trong việc quản lý giúp con bớt chơi game, sử dụng máy tính đúng mục đích học tập. Để tư vấn thêm về sản phẩm, mời quý khách liên hệ với chúng tôi: - Hotline: 0981.026.488 - 0983.815.978 |