Nhận diện rõ những nguyên nhân khiến khiếu nại, tố cáo kéo dài
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận Phiên họp.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết: Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo năm 2021 giảm so với năm 2020; trong đó số lượt người giảm 21,6%, số lượt đoàn đông người giảm 9,0%. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo giảm 24,4%; số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước giảm 22,1%.
Về các vụ việc đông người, phức tạp, phần lớn là các vụ khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, phát sinh từ nhiều năm trước, chưa được giải quyết dứt điểm, hoặc là những vụ việc đã được cơ quan nhà nước giải quyết hết thẩm quyền, thậm chí có vụ việc đã được kiểm tra, rà soát, giải quyết theo kế hoạch của Thanh tra Chính phủ nhưng công dân không đồng ý tiếp tục khiếu nại, tố cáo với thái độ bức xúc, gay gắt.
Tại một số tỉnh Tây Nguyên, khiếu nại, tố cáo liên quan đến các dự án nông lâm nghiệp, đất nông lâm trường cũ, đất rừng sản xuất, tranh chấp đất đai giữa người dân với các doanh nghiệp, tranh chấp giữa người dân địa phương với người dân di cư tự do, giữa người dân với các cơ quan nhà nước cũng tiềm ẩn nhiều phức tạp…
Mặc dù số vụ việc khiếu nại, tố cáo năm 2021 có giảm nhưng nhiều đại biểu đã chỉ ra những nguyên nhân tình trạng khiếu nại, tố cáo vẫn kéo dài. Đó là công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, yếu kém, vi phạm, nhất là khâu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Một số công chức chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ hoặc thiên lệch trong thực thi công vụ; thậm chí có trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Có nơi còn tình trạng mất đoàn kết, thiếu dân chủ, mâu thuẫn trong nội bộ hoặc bao che, không kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ngại va chạm, không tổ chức tiếp công dân, đối thoại với dân, thiếu quyết liệt, công tâm, khách quan trong giải quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, trở thành vụ việc tồn đọng, phực tạp kéo dài.
Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng: Đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2021 giảm có nguyên nhân do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên người dân không đi lại được, giãn cách xã hội nên người dân không ra đường. “Mặc dù vậy, lĩnh vực đất đai vẫn là vấn đề nóng mà người dân khiếu kiện kéo dài. Trước đó, người dân đã khiếu nại rồi nhưng do cơ quan chức năng giải quyết chưa dứt điểm, thấu đáo nên người dân tiếp tục khiếu nại chưa có hồi kết. Có tình trạng người dân chưa hài lòng với cách giải quyết của chính quyền khiến tình trạng khiếu kiện kéo dài”, ông Phạm Văn Hòa phát biểu.
Đồng tình với quan điểm này, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, cho rằng: “Chúng ta chưa thực hiện hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Có những vụ việc cụ thể, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân chưa thỏa đáng khiến họ không hài lòng nên đã xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp”.
Để giải quyết vấn đề khiếu nại, tố cáo kéo dài, ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành cần tăng cường công tác tiếp dân và nên có trụ sở tiếp dân tại khu vực miền Trung, tránh hiện tượng người dân ra trung ương khiếu nại đông người.
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh: Đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể hơn về kết quả thực hiện khiếu nại, tố cáo trong năm qua, những tồn tại, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân tại sao các giải pháp này đã được đề ra và thực hiện nhưng tình hình chưa có nhiều chuyển biến.
Đồng chí Hoàng Thanh Tùng đề nghị đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục rà soát, thống nhất số liệu. Giao trách nhiệm xử lý cụ thể cho từng cơ quan, xác định thời hạn giải quyết đối với từng vụ việc theo hướng: Sau khi xem xét lại thấy khiếu nại, tố cáo là đúng thì phải khẩn trương khắc phục, giải quyết, trả lời cho công dân. Đối với các vụ việc người dân khiếu nại, tố cáo đúng nhưng việc áp dụng chính sách, pháp luật hiện hành không tháo gỡ được thì phải báo cáo, kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét để có giải pháp khắc phục thiệt hại (nếu có) cho người khiếu nại, tố cáo. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo sai, không có căn cứ giải quyết thì cần đối thoại, trao đổi để giải thích, thuyết phục.
Tin, ảnh: Viết Tôn/Báo Tin tức
Hiện nay, việc trẻ sử dụng máy tính ngoài việc học trực tuyến để vùi đầu vào web đen, nghiện game online, bỏ ăn, bỏ học chơi game là một trong những nhức nhối của các bậc phụ huynh khi cho con em sử dụng máy tính có truy cập Internet, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tội phạm vị thành niên, là vấn nạn gây nhiều bức xúc trong xã hội. VAPU (VTEC Anti-Porn Utilities) là sản phẩm bảo vệ máy tính toàn diện được thiết kế và phát triển với chức năng chính giúp ngăn chặn truy cập web đen, game online, mạng xã hội, tự động cập nhật danh sách web đen hàng ngày qua AI ... Phần mềm có các tính năng mở rộng giúp bố mẹ quản lý khung giờ con cái truy cập máy tính, quản lý truy cập Internet theo giời, giám sát chụp màn hình máy tính, gửi báo cáo hình ảnh chụp màn hình cho bố mẹ và các tính năng hữu hiệu khác. VAPU là công cụ hữu hiệu cùng các bậc phụ huynh trong việc quản lý giúp con bớt chơi game, sử dụng máy tính đúng mục đích học tập. Để tư vấn thêm về sản phẩm, mời quý khách liên hệ với chúng tôi: - Hotline: 0981.026.488 - 0983.815.978 |